Thuật ngữ GRI là gì? Có liên quan gì đến biến động giá cước của các tuyến thương mại quốc tế? Ảnh hưởng của GRI là gì? Cùng TaiwanExpresss tìm hiểu về thuật ngữ GRI trong bài viết này nhé!
Giải thích GRI
GRI có tên đầy đủ là General Rate Increase (Phụ phí cước vận chuyển tăng). Đây là mức phí đánh thêm vào cước phí trên tất cả hoặc một số tuyến đường vận chuyển cụ thể trong một thời gian nhất định, thường vào những đợt cao điểm.
GRI thường được quyết định bởi chính các hãng tàu; thông thường dựa trên cơ sở cung – cầu đối với từng tuyến đường. Ngày nay, các hãng tàu sẽ có những bản thông báo về việc điều chỉnh, áp dụng phụ phí GRI trực tiếp trên trang web của họ.
Các hãng tàu áp dụng phụ phí GRI để làm gì?
Thực tế, các hãng tàu lựa chọn mức GRI dựa trên tình hình cung cầu và sự biến động thị trường. Cũng như bất cứ ngành nghề kinh doanh khác; các hãng tàu phải tận dụng những cơ hội từ sự tăng mạnh trong nhu cầu vận chuyển. Giúp tối đa hóa lợi nhuận trong thời gian cao điểm như đợt cuối năm này.
Ở Mỹ, theo quy định ở Code of Federal Regulations of the United States of America; việc áp dụng GRI hay GRD cần phải được thông báo lên Ủy ban hàng hải liên bang (FMC) trước 30 ngày. Hãng tàu có thể điều chỉnh giảm nhưng tuyệt đối không được tăng phụ phí GRI cao hơn mức đã báo cáo cho FMC.
Note:
- Code of Federal Regulations of the United States of America là (Bộ quy tắc liên bang Hoa Kỳ)
- GRD: General Rate Decrease – Phí giảm cước vận chuyển
Ảnh hưởng của GRI đối với hoạt động thương mại
Khi áp dụng phụ phí này, người gửi hàng và bên mua hàng sẽ phải làm việc; đàm phán với nhau để tăng mức giá hợp đồng lên. Từ đó bù đắp cho sự tăng lên của cước phí vận chuyển. Nếu các bên đã hoàn thành việc book chỗ trên tàu, nhưng hãng tàu đột nhiên thông báo về việc áp phụ phí GRI. Thì cho dù hàng hóa vẫn chưa được xếp lên tàu; khách hàng vẫn nghiễm nhiên phải thanh toán thêm phần phí tăng thêm đó.
Do vậy, người ta thường sử dụng cụm từ “vatos” (valid at time of shipping: một số phụ phí như GRI, BAF,… chỉ thực sự được quyết định trong thời điểm tàu rời cảng). Bộ phận báo giá của hãng tàu hay công ty giao nhận luôn phải thận trọng khi cung cấp giá cho khách hàng. Lưu ý rõ về một số phụ phí có thể được áp dụng một cách bất ngờ.
GRI cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các bên giao nhận. Khách hàng rất dễ đổ lỗi cho bên Forwarder khi mức giá cước tăng mạnh. Trong nhiều trường hợp, họ còn từ chối thanh toán, đòi hỏi Forwarder phải giảm giá hoặc chịu một nửa phí GRI. Những doanh nghiệp logistics lớn sẽ có khả năng đàm phán với khách hàng, hãng tàu. Tuy nhiên, những công ty nhỏ, do yếu thế trong quá trình đàm phán; có thể đứng trước nguy cơ mất khách và chịu bồi thường.
Tình hình áp dụng GRI hiện nay
Nhiều hãng tàu cũng đã thông báo bắt đầu áp dụng phí GRI cho tuyến đường xuyên Thái Bình Dương (Transpacific). Bắt đầu từ cuối năm 2020 như APL, CMA CGM, COSCO, Evergreen; Hapag Lloyd, HMM, ONE, YML, ZIM. Các mức GRI áp cho tuyến châu Á – Mỹ của một số hãng tàu đối với container 40′ giữa các hãng tàu là gần bằng nhau.
Làm sao để hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực từ GRI?
Xét thấy hãng tàu chính là các bên quyết định mức GRI, cách duy nhất để tránh được phụ phí này là ngừng sử dụng dịch vụ của hãng tàu đó. Tuy nhiên, giải pháp này thường có vẻ bất khả thi với các bên xuất/ nhập khẩu. Vì vậy, cách thức hiệu quả nhất là bạn phải có hiểu biết và dự đoán được về phụ phí GRI. Từ đó đưa ra các kế hoạch làm hàng phù hợp nhất, giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra. Một số tips mà chúng tôi tổng hợp được:
- Lên kế hoạch gửi hàng đi trước khi GRI có hiệu lực
- Phối hợp chặt chẽ với bên cung cấp để hạn chế những chi phí phát sinh do lô hàng bị trì hoãn
- Hỏi giá và so sánh giá cung cấp bởi các hãng tàu khác nhau để có được phương án phù hợp nhất
Tham khảo: The logistician
Link Bài viết gốc tại đây nhé!