Chuyển từ MSDS sang SDS thế nào? Có cần thiết hay không

SDS là gì? Có liên quan gì đến MSDS mà chúng ta đã biết? Cách chuyển đổi từ MSDS sang SDS như thế nào? Cùng TaiwanExpresss tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

1. SDS là gì?

Safety Data Sheet (SDS) là tài liệu cần có trong ngành hóa chất để cung cấp thông tin về xử lý, lưu trữ và các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp xảy ra tai nạn. Người sử dụng hóa chất nguy hiểm cần phải tuân theo lời khuyên về các biện pháp quản lý rủi ro được đưa ra khi tiếp xúc.

Vì MSDS không có quy chuẩn về hình thức và về nội dung, thậm chí cả những nội dung quan trọng cũng không được đề cập đến nên SDS được ra đời để giải quyết vấn đề này.

Xem thêm: Tìm hiểu về MSDS tại đây bạn nhé!

SDS sẽ được làm theo quy chuẩn quốc tế của GHS (GHS là Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất được Liên hợp quốc phát triển để thay thế các bộ tiêu chuẩn phân loại và tạo nhãn riêng ở mỗi quốc gia khác nhau).

chuyen-tu-msds-sang-sds-the-nao-co-can-thiet-hay-khong
SDS có quan hệ mật thiết với MSDS

2. Nội dung của SDS

SDS chỉ có một dạng duy nhất và gồm 16 nội dung như sau:

Mục 1. Thông tin của nhà sản xuất
Mục 2. Thông tin cấu tạo và thành phần hóa chất
Mục 3. Nhận dạng đặc tính nguy hiểm hóa chất
Mục 4. Các biện pháp sơ cứu
Mục 5. Các biện pháp xử lý khi có hỏa hoạn
Mục 6. Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn
Mục 7. Yêu cầu về thao tác và lưu trữ
Mục 8. Kiểm soát phơi nhiễm và bảo vệ cá nhân
Mục 9. Đặc tính lý, hóa của hóa chất
Mục 10. Mức ổn định và hoạt động của hóa chất
Mục 11. Thông tin về tính độc hại
Mục 12. Thông tin về hệ sinh thái
Mục 13. Yêu cầu về thải bỏ
Mục 14. Yêu cầu khi vận chuyển
Mục 15. Thông tin pháp lý
Mục 16  Thông tin khác

3. Mục đích sử dụng của SDS

SDS không đơn giản chỉ để đáp ứng yêu cầu của cơ quan chức năng mà giữ vai trò rất quan trọng cho cả khách hàng và nhà sản xuất. Cụ thể:

– Cung cấp thông tin về cách xử lý khẩn cấp trong các trường hợp tai nạn hóa chất có thể xảy ra, nhận biết mức độ phơi nhiễm.

– Cung cấp cảnh báo về các mối nguy hiểm trong quá trình sử dụng vật liệu/ hóa chất trong trường hợp người sử dụng không tuân thủ các yêu cầu, hướng dẫn theo nhà sản xuất đã đề ra.

– SDS cũng giúp đưa ra các giải pháp, phương thức vận chuyển, bốc xếp hàng hóa an toàn, phù hợp.

– Giúp các tổ chức sử dụng hóa chất xây dựng được một môi trường làm việc an toàn, các biện pháp, thiết bị bảo vệ và các chương trình đào tạo lao động khi tiếp xúc với hóa chất trong quá trình làm việc.

Như vậy khi nắm rõ sự khác nhau giữa MSDS và SDS thì chúng ta hoàn toàn có thể chuyển đổi được MSDS sang SDS. Xu hướng hiện nay là chuyển từ MSDS sang SDS để đảm bảo tính Quốc tế cũng như lược bỏ được các nội dung không cần thiết gây phức tạp.

TaiwanExpress – vận chuyển hàng hóa an toàn, uy tín!

Hotline: 0902923633, 0936257997 (zalo, viber, whatsapp)
Gmail: cs@indochinapost.com

Tham khảo, tổng hợp: Internet

Xem thêm

Procurement là gì? Sự khác nhau giữa Purchasing và Procurement

Tìm hiểu về bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS 

VGM là gì? Mách bạn cách tính VGM đơn giản nhất 

5 mặt hàng nên gửi bằng đường hàng không