MSDS là chứng từ quan trọng trong việc xuất khẩu và thông quan hàng hóa. Vậy MSDS là gì? Nó áp dụng cho loại hàng hóa nào? Cùng TaiwanExpresss tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
1. MSDS là gì?
MSDS được viết tắt của cụm từ tiếng Anh Material Safety Data Sheet – bảng chỉ dẫn an toàn hoá chất.
MSDS là văn bản chỉ ra những thông tin có liên quan đến các thuộc tính của hoá chất đó và sẽ được đi liền với sản phẩm. Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất hiện chưa có mẫu quy định bắt buộc. Do vậy mỗi bảng MSDS có thể có hình thức không khuôn mẫu, miễn nội dung đầy đủ là được.
Mục đích của MSDS
- MSDS ra đời nhằm mục đích thông tin cho những người tiếp xúc hay làm việc với hoá chất đó; khi đó sẽ thực hiện các trình tự một cách an toàn; và xử lý cần thiết nếu như hoá chất đó gặp sự cố.
- Cảnh báo về các mối nguy hiểm trong quá trình sử dụng, các quy trình phải tuân thủ khi tiếp xúc.
- Cách xử lý nếu không may xảy ra sự cố.
- Xây dựng phương án vận chuyển, xếp dỡ.
- Xây dựng phương án bảo quản trên tàu và tại kho bãi của cảng sao cho không gây nguy hiểm và ảnh hưởng tới hàng hóa khác.
- Là một chứng từ mà hải quan có thể sẽ yêu cầu cung cấp bổ sung vào bộ hồ sơ xuất nhập khẩu.
Ý nghĩa của MSDS
Dựa trên những mục đích như vậy, MSDS chính là nguồn thông tin đáng tin cây giúp đưa ra các phương pháp và cách thức vận chuyển hàng hoá phù hợp nhất. Nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình bốc xếp cũng như biết cách xử lý nếu như có sự cố xảy ra với kiện hàng này.
Đồng thời, các tổ chức sử dụng xây dựng môi trường làm việc với hoá chất được an toàn nhất nhờ MSDS. Từ đó cung cấp các thông tin sơ cứu và nhận biết được các triệu chứng khi chúng phơi nhiễm với hoá chất. Kèm theo đó là các cách xử lý trong tình huống cụ thể.
2. MSDS áp dụng cho mặt hàng hoá nào?
MSDS sẽ được áp dụng cho các mặt hàng hoá có thể gây nguy hiểm cho quá trình vận chuyển như cháy nổ; khả năng ăn mòn, hoá chất độc hại,…Giúp cho những người vận chuyển hàng hoá được an toàn hơn trong quá trình sắp xếp; hay xử lý khi gặp sự cố nào đó không may xảy ra.
Các thực phẩm chức năng hay mỹ phẩm, thực phẩm dạng bột hay dạng lỏng; tuy chúng không phải chất nguy hiểm những trong quá trình vận chuyển qua đường air (đường hàng không); thì các cơ quan Hải quan sẽ yêu cầu phải có bảng chỉ dẫn an toàn MSDS. Và thông qua đó thì các cơ quan này sẽ xác định được thành phần của chúng có thật sự an toàn đối với người tiêu dùng khi tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp hay là không.
Xem thêm:
VGM là gì? Mách bạn cách tính VGM đơn giản nhất
Quy trình xác nhận VGM đối với hàng FCL và LCL
Giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm
5 mặt hàng nên gửi bằng đường hàng không
TaiwanExpress – vận chuyển hàng hóa an toàn, uy tín!
Hotline: 0902923633, 0936257997 (zalo, viber, whatsapp)
Gmail: cs@indochinapost.com