Điều khoản FCA là gì trong ngoại thương? – Cập nhật 2021

Incoterm là điều kiện thương mại quốc tế quan trong đối với dân Logistics và Xuất nhập khẩu.

Vậy cụ thể thì FCA là gì? Cách dùng của điều khoản này như thế nào? Trách nhiệm của các bên ra sao? Điểm phân chia rủi ro ở đâu?…

Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết này để tìm câu trả lời.

INCOTERMS là gì?

INCOTERMS – International Commerce Terms là bộ tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương. Incoterms được lập ra bởi  phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC).

INCOTERMS ra đời vào năm 1936; và đã trải qua 8 lần sửa đổi vào 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010, 2020.

Nội dung điều kiện FCA incoterms 2020

Điều kiện FCA đươc viết tắt Free Carrier – Giao cho người chuyên chở là điều kiện giao hàng được sử dụng phổ biến Incoterms 2020.

Phân chia về chi phí theo điều kiện FCA Incoterms 2020

Người bán chịu của điều khoản FCA trong Incoterm

  • Chi phí làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Chi phí vận chuyển và giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định
  • Chi phí xin giấy phép xuất khẩu hoặc các giấy chứng nhận khác; nộp thuế, các loại chi phí xuất khẩu khác nếu có
  • Chi phí phát sinh trong trường hợp có các rào cản về thuế quan hoặc phi thuế quan ảnh hưởng tới việc xuất khẩu hàng hóa
  • Chi phí chuẩn bị và cung cấp chứng từ cần thiết cho người mua
  • Chi phí thông báo cho người mua rằng hàng hóa đã được giao cho người chuyên chở hay không
  • Chi phí đóng gói và kí mã hiệu nếu cần cho vận chuyển, trừ trường hợp hàng hóa là loại không cần đóng gói.
  • Chi phí bốc hàng lên xe nếu địa điểm nhận hàng nằm trong kho hay cơ sở của người bán
  • Chi phí để đảm bảo chất lượng; số lượng hàng hóa đến khi giao hàng.

Người mua chịu của điều khoản FCA trong Incoterm

  • Mọi chi phí liên quan đến nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa kể từ khi người chuyên chở được chỉ định nhận hàng từ người bán
  • Mọi chi phí phát sinh liên quan đến việc không tuân thủ nghĩa vụ nhận giao hàng tại địa điểm và thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Thông quan hải quan; thuế và các loại phí khác
  • Bất kì loại phí phát sinh nào khi không kịp nhận hàng
  • Các chi phí để có thể nhận được chứng từ mà người mua cần để làm các thủ tục nhập khẩu
  • Chi phí để thông báo cho người bán về ngày và địa điểm nhận hàng của người chuyên chở được ủy quyền
  • Chi phí để bốc hàng lên xe nếu địa điểm nhận hàng nằm ngoài kho hay cơ sở của người bán
  • Các chi phí để kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng
  • Chi phí phát sinh nếu không kịp thông báo cho người nhận về thông tin của người chuyên chở được chỉ định hay ngày thích hợp đển nhận hàng

FCA Incoterms 2020

 Nghĩa vụ của người bán của điều khoản FCA trong Incoterm:

  • Người bán phải giao hàng hóa cùng hóa đơn thương mại và các chứng từ khác được quy định trong hợp đồng.
  • Hỗ trợ người mua lấy chứng từ vận tải nếu người mua yêu cầu, chi phí do người mua chịu.
  • Lo liệu việc bốc hàng lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định nếu địa điểm nhận hàng ở trong kho của người bán.
  • Nếu địa điểm nhận hàng ở ngoài kho của người bán, người bán phải sắp xếp để vận chuyển hàng hóa đến điểm giao hàng.
  • Làm thủ tục xuất khẩu cho hàng và chịu mọi rủi ro, chi phí liên quan đến nghiệp vụ này.
  • Nếu người mua nhờ, người bán có thể thuê phương tiện vận tải theo các điều kiện thông thường, mọi chi phí do người mua chi trả

Nghĩa vụ của người mua của điều khoản FCA trong Incoterm:

  • Người mua phải nhận hàng từ người bán theo thời gian quy định, vận chuyển và thông quan nhập khẩu hàng hóa
  • Người mua phải chịu mọi rủi ro về việc mất mát hoăc hư hỏng từ khi người chuyên chở của mình nhận hàng.
  • Trả các chi phí và chịu rủi ro nếu nhờ người bán hàng thuê phương tiện chuyên chở.
  • Thông quan nhập khẩu hàng hóa.

Với FCA Incoterms 2020 (Free Carrier) có 2 địa điểm chuyển giao được quy định:

Nếu hàng được giao tại nơi nằm dưới quyền kiểm soát của người bán như là nhà kho hay xưởng thì người bán có nghĩa vụ bốc hàng lên phương tiện vận tải đến lấy hàng.

Nếu hàng được giao ngoài ơi nằm dưới quyền kiểm soát của người bán như là cảng biển hay cảng hàng không; thì người bán có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa đến địa điểm đó; người mua sẽ phải chịu trách nhiệm về việc bốc hàng từ xe của người bán; mọi rủi ro và chi phí từ đó về sau.

Xem thêm:

PO LÀ GÌ ? Purchase order là gì ?

Giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm

Container có mấy loại? Cách phân biệt các loại container?

Phí Dem/Det là gì 

Hotline: 0902923633, 0936257997 (zalo, viber, whatsapp)
Gmail: cs@indochinapost.com

Bài viết được tham khảo, tổng hợp từ Internet